Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Tổng hợp kỹ thuật vắt sữa bằng tay và bằng máy hút sữa đúng chuẩn an toàn cho mẹ

Mẹ có một nguồn sữa dồi dào nhưng lại không có thời gian ở nhà cho con bú thì nên chọn cách hút sữa ra để bé nhà có cơ hội được uống sữa mẹ dù không có mẹ ở cạnh. Dưới đây là hai các hút sữa bằng tay và bằng máy hút sữa đúng chuẩn, mời các mẹ tham khảo.

1. Vắt sữa mẹ bằng tay

# Chuẩn bị dụng cụ

Đảm bảo bình sữa được tiệt trùng sạch sẽ; thìa sạch (nếu mẹ vắt sữa ra cốc và đút sữa cho bé ngay sau khi vắt); Túi đựng sữa chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn đá hay tủ đông).

# Thực hiện

+ Vệ sinh tay sạch sẽ, dùng khăn mềm, sạch lau qua bầu vú.
+ Mẹ nên ngồi (hoặc đứng) một cách thoải mái và để cốc (bình sữa) ở gần vú.
+ Trước tiên, bạn đặt ngón tay trỏ phía bên dưới đầu vú, gần về phía quầng vú:

Còn ngón tay cái ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ. Ở tư thế này, mẹ có thể cảm nhận thấy các túi sữa như những hạn đậu nhỏ nằm dưới da. Sữa được chứa trong những túi này và khi mẹ kích thích vào đây, sữa sẽ tự động chảy ra. Mỗi bên vú được chia làm khoảng 15 phần (tuyến sữa), mỗi một tuyến có một túi sữa riêng biệt.

Đối với những mẹ có quầng vú rộng, có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu quầng vú hẹp mẹ có thể đặt các ngón tay lui ra bên ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt để đỡ ngực.

Giữa các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, mẹ nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.

Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại theo tác trên.

# Lưu ý

Khi đã quen và thành tạo hơn thì mẹ sẽ không còn cảm thấy việc vắt sữa bằng tay khó khăn nữa mà thao tác vắt bằng tay diễn ra nhanh chóng hơn. Kết quả sữa chảy ra đều có thể là nhỏ giọt hoặc phun ra thành tia.
Không vuốt mạnh tay dọc theo bầu ngực vì có thể làm tổn thương những mô ngực. Làm như vậy không giúp sữa chảy ra nhanh hơn mà chỉ gây đau và khó chịu. Điều mẹ cần làm lúc này là di chuyển các ngón tay quanh đầu vú để đảm bảo sữa được tiết ra từ tất cả các tuyến sữa.

Tránh bóp vú vì làm như thế, mẹ sẽ cảm thấy rất đâu mà lại không vắt được sữa.

Sữa sẽ không ra ngay lập tức mà phải mất khoảng 1 – 2 phút để sữa bắt đầu ra. Lời khuyên cho mẹ là: Nên xoa 2 bầu vú trước khi vắt để sữa ra nhanh và đều hơn.

Mẹ sẽ phải dành khoảng 20 - 30 phút để vắt sữa cho con mỗi ngày. Đối với những ngày đầu cơ thể mẹ chỉ sản xuất được ít sữa nhưng dù ra ít nhưng mẹ vấn phải đảm bảo thời gian vắt, đừng sốt ruột mà cắt ngắn thời gian vắt sữa cho con.

2. Hút sữa mẹ bằng máy hút sữa

Vừa rồi là những hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất khi vắt sữa bằng tay cho con, vậy còn vắt sữa bằng máy cho con thì sao?

Không chỉ riêng máy hút sữa mà bất cứ sản phẩm nào điều đầu tiên trước khi sử dụng mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn và làm quen với máy trước khi dùng để có thể sử dụng máy đúng cách. 

Vệ sinh sạch khi sửa dụng máy hút sữa: Rửa tay sạch sẽ, đảm bảo tất cả các phần của máy bơm đều hoàn toàn sạch sẽ.

Khi hút sữa: Tìm một nơi riêng tư, nơi mẹ cảm thấy thoải mái. Các chuyên ra khuyên rằng khi hút sữa bằng máy hút sữacác mẹ nên nghĩ về bé nhà mình, điều này sẽ giúp kích thích các hooc môn giải phóng sữa mẹ tốt và đều hơn.

Đặt tấm hút lên bầu ngực. Giữ tắm chắn chứ không phải giữ bình sữa bên dưới (đây là thói quen mà nhiều mẹ mắc phải). Hãy nhớ rằng để tấm hút đúng chỗ núm vú, nếu đế sai việc hút sữa sẽ khiến bầu ngực mẹ bị đau.

Bật máy, mẹ nên thử và chủ động thay đổi chế độ cho phù hợp và cảm thấy thoải mái nhất. Khi chọn đúng chế độ phù hợp thì mẹ sẽ không còn cảm thấy máy hút sữa tự động gây cảm giác đau hay khó chịu. 
Trong khi hút sữa mẹ có thể nghe nhạc, kiểm tra thư điện tử hoặc làm việc gì đó để thấy thời gian hút sữa cho con trôi qua nhanh hơn. Đôi khi việc tập trung vào bình sữa xem được bao nhiêu cũng khiến gây áp lực, khiến dòng sữa bị tắc. Vì vậy hãy thả lỏng cơ thể, tạo cảm giác thoải mái để chất lượng và lượng sữa ra tốt nhất.

Khi dòng sữa bắt đầu chảy chậm lại, mẹ cảm thấy gần xong việc thì có thể tắt máy hút sữa.

Tháo bỏ tấm hút, cẩn thận tháo bình sữa ra và đậy nút lên bình sữa.

Vệ sinh sạch tấm hút trên máy hút sữahay bất kỳ phần nào dính sữa hoặc chạm vào cơ thể mẹ với dung dịch rửa và nước ấm. Mẹ nên học thêm cách khử trùng hiệu quả để làm cho máy hút sữa được tiệt trùng tốt nhất.

Sữa sau khi hút mẹ nên bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 14 – 16 giờ. Các Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh cho biết sữa mẹ sau khi sử dụng máy hút sữahút ra có thể để trong tủ lạnh trong vòng 5 ngày, đặc biệt nếu đếu để sữa trong tủ đông thì có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng.

Mẹ đã nắm rõ cách vắt sữa bằng tay và bằng máy hút sữa chưa? Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn thì các mẹ vui lòng liên hệ với MamanBébé theo hotline 0925.678.678 để nhận thêm tư vấn nhé.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

4 đặc điểm mà ghế nằm xe đẩy em bé cần có

Ghế nằm là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với cơ thể mỗi khi con yêu sử dụng xe đẩy em bé, bởi vậy để đảm bảo an toàn cũng như sự phù hợp với sức khỏe và nhiều độ tuổi của bé, mẹ cần lưu ý những 4 đặc điểm dưới đây.

Lưng ghế chống gù


Một tính năng vô cùng cần thiết nhưng dường như lại bị rất nhiều nhà sản xuất bỏ qua. Bởi thực tế, khi dạo quanh một vòng thị trường , mẹ sẽ thấy rằng đại đa số những sản phẩm hiện nay đều chỉ sử dụng phần lưng ghế bằng vải, nếu có cũng chỉ là thêm một vài thanh đỡ nhỏ bằng thép hoặc nhôm. Với thiết kế như vậy, mẹ sẽ thấy rằng phần lưng ghế của xe sẽ rất nhanh bị dão gây trùng, võng, và khi sử dụng những sản phẩm như vậy, trẻ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ do nằm sai tư thế như cong vẹo cột sống, gù lưng.

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe suốt đời của bé, thì khi lựa chọn, việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm kiếm những sản phẩm xe đẩy với lưng ghế chống gù được đúc nguyên mảng bằng nhựa phía sau lưng ghế. Đây sẽ là điểm tựa vững chắc cho bé khi sử dụng, loại bỏ tuyệt đối những nguy cơ trên, ngay cả khi dùng kèm với đệm lưới.

Khả năng ngả theo nhiều nấc


Thông thường xe đẩy em bé được sử dụng khi trẻ từ sơ sinh cho tới khi bé được khoảng 2 -3 tuổi, trong thời gian đó, nhu cầu của con sẽ thay đổi rất nhiều qua từng giai đoạn. 
Ở thời điểm dưới 6 tháng tuổi, khi bé chưa thể tự ngồi vững, tư thế an toàn nhất dành cho bé là nằm ngang, còn từ 6 tuổi trở nên nhiều bé đã có thể tập ngồi, bởi vậy đôi khi mẹ có thể điều chỉnh ghế nằm hơi dựng lên một chút, phù hợp với tư thế của bé, vừa đảm bảo thoải mái mà bé sẽ có cơ hội tìm hiểu, nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Trong giai đoạn từ 9 tháng trở lên, đa số các bé đã có thể ngồi vứng, nhiều bé bắt đầu tập đi, nên tư thế của bé cũng đa dạng hơn, như nằm ngang lúc ngủ, nghiêng hoặc thẳng lúc thức.

Chính vì vậy, khi chọn mua mẹ nhất định phải tìm kiếm các loại xe đẩy có phần ghế nằm ngả được theo nhiều mức nghiêng khác nhau một cách dễ dàng nhé, những sản phẩm nhanh chóng bị han gỉ sẽ không phải là lựa chọn tốt, vì chỉ sau một thời gian ngắn, mẹ có thể sẽ phải đánh vật mỗi khi muốn điều chỉnh theo nhu cầu của bé đó.

Chiều cao và độ dài, rộng của ghế nằm

Chắc chắn mẹ sẽ không muốn một sản phẩm đắt tiền như xe đẩy em bé lại chỉ có thể sử dụng trong một thời gian ngắn đúng không? Nếu vậy, hãy xem xét thật kỹ độ rộng, dài của lưng ghế, kèm với đó là thông tin về độ tuổi sử dụng của sản phẩm nhé. Ngoài ra, một số dòng còn có phần gia cố chiều dài cũng rất là một gợi ý rất hay cho mẹ.

Ngoài ra, cũng liên quan tới con số, mẹ cần lưu ý cả về chiều cao của ghế so với mặt đường nữa nhé, bởi điều này sẽ giúp bé tránh khỏi khói, bụi bẩn và hơi nóng từ mặt đường đó. Chiều cao lý tưởng để mẹ lựa chọn là trên 40cm nhé! Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý rằng những sản phẩm với chiều cao đó còn cần phải có bộ khung thật chắc chắn và dày dặn, nếu không sẽ rất chông chênh và rung lắc, nhất là khi đi qua những đoạn gồ ghề, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể và não bộ của trẻ, nhất là trẻ dưới 8 tháng tuổi.

Đệm nằm thoáng khí


Cơ thể của trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng, nhưng lại có khả năng tiết mồ hôi gấp 5 lần so với người lớn, đặc biệt nếu trong thời tiết nóng nực quanh năm của miền Nam thì khả năng thoáng khí của đệm nằm sẽ được các mẹ rất quan tâm.

Tốt nhất mẹ nên loại bỏ những sản phẩm có đệm nằm với bề mặt bằng chất liệu hầm bí, nhiều nilong, như vậy không những khiến bé khó chịu mà còn gây ra hiện tượng mồ hôi bị thấm ngược trở lại, một trong những nguyên nhân thường thấy nhất gây ra những vấn đề về hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thay vào đó, xe đẩy em bé với đệm nằm được sản xuất từ các loại vật liệu cao cấp như vải 3D vừa mềm mại, êm ái mà vẫn đảm bảo thông thoáng và thấm hút mồ hôi tốt.

Ngoài ra, hiện nay thương hiệu nổi tiếng Combi còn cho ra đời dòng sản phẩm xe đẩy em bé 4 mùa với 2 lớp đệm riêng biệt, bao gồm đệm lưới cho mùa hè và đệm phủ cho mùa đông, giúp mẹ có thể thoải mái sử dụng trong mọi kiểu thời tiết mà không còn phải lo lắng gì về những vấn đề trên nữa.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Vì sao xe đẩy em bé Combi có thể giảm shock đặc biệt hiệu quả

Là một thương hiệu nổi tiếng và được yêu thích nhất đến từ Nhật Bản, nhà sản xuất xe đẩy em bé Combi luôn cam kết mang tới cho mẹ và bé những tính năng an toàn và tiện lợi nhất, trong đó nổi bật nhất chính là khả năng giảm shock của sản phẩm. Với những thiết kế và công nghệ mới mẹ có thể an tâm cùng bé đi chơi, đi chợ hay đi du lịch mà không còn phải lo lắng về ổ gà hay những đoạn gồ ghề ở đường phố Việt Nam. Vì sao sản phẩm lại có thể làm được điều này, cùng tìm hiểu kỹ hơn với MamanBébé nhé!

Khung xe siêu nhẹ, siêu bền, siêu đàn hồi


Tất cả các dòng xe đẩy em bé Combi đều được sản xuất với bộ khung làm từ hợp kim nhôm trong ngành sản xuất máy bay với độ dày và kích thước vừa phải, đảm bảo siêu nhẹ, siêu bền và siêu đàn hồi. Đây là tiền đề quan trọng nhất tạo nên chất lượng vượt trội của sản phẩm nói chung và tính đàn hồi giảm shock nói riêng. Không cần phải nói, việc sử dụng những chiếc xe đẩy chắc chắn, bền bỉ luôn tạo cảm giác thoải mái và êm ái ngay cả khi đi qua những đoạn được xóc sẽ giúp mẹ và bé cảm thấy yên tâm tới mức nào.

Hệ thống khớp nối linh hoạt


Bên cạnh bộ khung đặc biệt, thì tất cả các dòng xe đẩy em bé Combi đều được bố trí hệ thống khớp nối linh hoạt bằng nhựa cao cấp dọc khung và trục bánh xe. Bộ phận này sẽ giúp xe đàn hồi tối đa khi đi qua những đoạn đường dồ ghề, từ đó hấp thu và phân tán ngoại lực, tránh ảnh hưởng tới bé.

Những tính năng giảm shock đặc biệt


Ngoài những tính năng trên, những dòng xe đẩy em bé Combi cao cấp hơn còn được tích hợp những công nghệ giảm shock đặc biệt mà nổi bật nhất chính là Eggshock.

Eggshock được phát minh và phát triển bởi chính Combi Japan, dưới 3 dạng là miếng cao su ở đệm đầu, gel trong ở cổ lưng và dạng đệm mút thường thấy ở phần ghế ngồi, có tác dụng giảm thiểu tối đa những ngoại lực tác dụng lên cơ thể của bé trong quá trình di chuyển.

Bên cạnh đó, đệm khí, khe đệm khí được bố trí ở bánh xe cũng mang lại tác dụng giảm shock rất hiệu quả. Ngoài ra, một số dòng còn có bánh xe kích thước lớn đàn hồi tối ưu.

Trọng lượng , yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng giảm shock


Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế lại là một trong những mấu chốt của vấn đề. Nhà sản xuất xe đẩy em bé Combi hoàn có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có trọng lượng siêu nhẹ mà nhiều mẹ mong muốn, nhưng điều đó thật sự có mang lại lợi ích cho bé? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ giữa trọng lượng và tính giảm shock.

Lấy một ví dụ đơn giản cho mẹ dễ hiểu chính là những chiếc xe máy hay oto mà bố, mẹ vẫn thường sử dụng. Những chiếc xe có trọng lượng nhẹ khi đi qua những đoạn đường gồ ghề thường gây cảm giác chông chênh và tạo ra nhiều dư chấn, ngược lại xe có trọng lượng lớn sẽ tạo ra cảm giác đầm, êm ái hơn rất nhiều.

Chính bởi vậy, để có thể phát huy hiệu quả của hệ thống giảm shock, cùng với đó là mang tới một sản phẩm với thiết kế dày dặn, chắc chắn và bền bỉ, nhà sản xuất luôn tìm ra một trọng lượng phù hợp nhất cho từng sản phẩm của mình.